Mối là 1 loại côn trùng gây hại không những phá hủy đồ đạc, nhà cửa, các công trình đê điều, mối còn hại cả cây trồng. Ở Việt Nam loại mối gây hại cây trồng là các loại mối gây nấm và các loại nhóm mối gỗ ẩm. Để diệt mối tận gốc đòi hỏi phải biết đặc điểm của loại con trùng gây hại này để áp dụng công nghệ diệt mối phù hợp. Dịch vụ diet moi tai da nang chia sẻ cách diệt mối tận gốc cho cây trồng.
Các loại cây trồng mà mối có thể gây hại
Cây cao su thường bị giống mối Odontotermes obscuriceps gặm vỏ, làm cho cây yếu rồi chết.
Cây sắn thường bị các giống mối Coptotermes ceylonicus, Macrotermes annandalei, Odontotermes,…phá hoại ngay từ khi đặt hom trồng.
Cây chè bị giống Macrotermes barneyi và Odontotermes hainanensis gặm biểu bì ở gốc cây hoặc ăn cụt rễ cái, làm cây héo úa và chết.
Cây mía bị các giống mối Coptotermes formosanus, Coptotermes dimorphus, Odontotermes, …phá hoại trên hom trồng và cả trên thân cây lớn.
Các cây trồng khuôn viên, cây cảnh như đa, nhãn, mận, cau, liễu, trứng cá,…cũng thường xuyên bị mối ăn lớp biểu bì hoặc đục thẳng trong thân cây, làm cây héo úa, yếu và chết dần.
Các phương pháp diệt mối hại cây trồng của dịch vụ diet moi tai hue
1. Đối với nhóm mối Macrotermitinae:
a. Đối với các tổ nổi: Các tổ mối nổi có thể diệt bằng 2 cách:
Cách thứ nhất: Phun các loại thuốc diệt mối dạng lỏng trực tiếp vào tổ mối. Trước tiên tạo các lỗ từ ngoài vào khoang tổ, dùng thiết bị ép thuốc diệt mối dạng lỏng vào tổ mối với liều lượng tuỳ theo loài gây hại và kích thước của tổ mối. Để tránh tồn dư hoá chất trong sản phẩm của cây ăn quả nên dùng chế phẩm sinh học Metavina 80LS.
Cách thứ 2: Dùng bả diệt mối đưa vào tổ mối qua các lỗ khoan rồi lấp lại. Mối thợ sẽ khai thác bả độc rồi mớm cho các cá thể khác trong đàn, kể cả mối chúa. Sau đó cả đàn mối sẽ chết.
b. Đối với các tổ chìm
Do khó tìm được các tổ chìm nên giải pháp diệt mối gián tiếp là khả thi hơn cả. Tại các gốc cây hay khoảng đất mà mối hay cư trú hoặc kiếm ăn cần đặt các trạm nhử mối. Sau khi đặt thường xuyên kiểm tra xem mối có đến ăn hay không, Sau khi mối đã vào nhiều trong trạm nhử thì cho bả vào nơi mối ăn. Sau khi mối ăn bả mối sẽ chết như trong trường hợp cho bả vào tổ mối. Số lượng trạm nhử mối, lượng bả cần cho phụ thuộc vào mật độ mối hại trên vườn cây và loài mối gây hại. Loài có số lượng cá thể lớn thì cần đánh nhiều bả và ngược lại. Phương pháp diệt mối được chia sẻ bởi dịch vụ diet moi tai tam ky.
2. Đối với các loài thuộc nhóm mối gỗ ẩm
Tổ của các loài này thường ở trong thân cây khi thân cây đã rỗng hoặc dưới gốc cây.
a. Trường hợp tổ trong thân cây
Khi tổ nằm trong thân cây có thể dùng máy khoan khoan vào phần rỗng của thân cây. Dùng thiết bị ép dịch thuốc diệt mối dạng lỏng vào trong thân cây. Liều lượng dịch thuốc cần dùng tuỳ theo mức độ rỗng của thân cây và loại thuốc sử dụng. Vì khó có thể phun thuốc tiếp xúc với đa số các cá thể mối trong tổ nên loại thuốc thích hợp cho công tác này là loại có thể lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. Thuốc Metavina 80LS là loại thuốc có khả năng lây lan nên đáp ứng được yêu cầu này.
b. Trường hợp khi tổ mối nằm dưới gốc cây
Khi tổ mối nằm dưới gốc cây thì giải pháp diệt mối phù hợp là diệt mối gián tiếp. Tại các nơi mối kiếm ăn đặt các trạm nhử mối (thường sát gốc cây). Sau khi thấy mối vào ăn với lượng cá thể đủ lớn thì tiến hành cho bả vào trong trạm nhử. Sau khi mối thợ khai thác bả sẽ mớm chất độc cho cả đàn mối và đàn mối sẽ chết.
Với các phương pháp diệt mối nên trên, dịch vụ diet moi tai hoi an hi vọng các bạn có thể nhận dạng, phân biệt và áp dụng cách diệt mối một cách hiệu quả nhất.