KINH NGHIỆM BẮT BỆNH CHO LÒ VI SÓNG

Kinh nghiệm bắt bệnh cho lò vi sóng – Lò vi sóng là đồ gia dụng thân quen trong căn bếp của mỗi gia đình. Tự bao giờ, nó đã là công cụ để hâm nóng và nấu chín thức ăn cho mỗi bữa cơm của nhiều nhà. Lò vi sóng dường như đã trở thành cánh tay phải hữu ích của người nội trợ.

Dịch vụ SUA LO VI SONG DA NANG xin giới thiệu đến các bạn cách nhận biết lỗi hư của lò vi sóng. Và khi gặp những lỗi này bạn lên liên hệ đến cách dịch vụ sua lo vi song da nang để nhờ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của họ sửa chữa.

1. Lò vi sóng không hoạt động:

– Cầu chì cao áp là thiết bị khá an toàn dùng để ngắt điện trong trường hợp điện áp tăng quá nhanh nhằm bảo vệ lò vi sóng. Hành động trước tiên bạn nên làm khi lò vi sóng không hoạt động là kiểm tra cầu chì của lò. Nếu thấy cầu chì có vấn đề thì nên thay thế bằng loại cầu chì khác an toàn hơn. Bạn có thể nhờ thợ điện sửa giúp nếu như bạn không sợ bị điện giật hoặc không có kỹ năng về xử lý điện.

– Công tắc cửa bị lỗi cũng là một trong những nguyên nhân khiến lò vi sóng không hoạt động. Bạn nên kiểm tra ngay công tắc cửa và trong trường hợp nó bị hỏng thì hãy nhờ thợ sửa tới nhà để thay.

2. Đĩa xoay không xoay

Trục xoay và vòng xoay

– Bạn nên kiểm tra tại vị trí khớp nối nhựa bên dưới khay

– Kiểm tra cả vòng và con lăn để xem nó có bị lệch hoặc kẹt vì bám bẩn hay không?

– Kiểm tra đĩa có đặt đúng trên trục xoay hay không?

– Trong trường hợp động cơ trục xoay bị hỏng, bạn cần phải gọi thợ chuyên sửa chữa tại các dịch vụ sua lo vi song da nang đến để khắc phục.

3. Phát hiện tia lửa lóe sáng trong buồng lò

– Chắc chắn rằng những đồ dùng đưa vào trong lò không có chứa chất kim loại hoặc nhôm.

– Nếu những vật dụng nấu, vỏ bọc thực phẩm có chứa hoa văn tráng kim loại hay các đốm bong men tráng trong khoang buồng lò thì đều là những nhân tố có thể gây ra tia lửa điện. Do đó, bạn nên lau dọn khoang lò cẩn thận sau mỗi lần sử dụng, thay thế vỏ bọc thức ăn, một lưu  ý nhỏ mà các bạn nên nhớ chỉ dùng loại vỏ bọc dành riêng cho lò vi sóng và không xài dụng cụ nấu có chứa kim loại.

– Nếu men tráng trong lò bị bong, bạn cần gọi thợ đến sơn lại.

4. Bảng điều khiển không hoạt động hoặc hoạt động không chính xác

– Có thể do bảng điều khiển bị ẩm ướt, cần phải để trong vài ngày cho khô. Bạn tránh xịt nước rửa gần bảng điều khiển.

– Nếu bảng điều khiển không bị ẩm thì nên kiểm tra xem có bị côn trùng làm hư hại không. Đặc thù của các côn trùng đó là thích sự ấm áp của các bảng mạch. Bởi vậy, gia đình bạn nên lắp thêm lưới ở lỗ thông hơi nhằm ngăn chặn gián chui vào.

– Rất có thể do gián đã lọt vào bên trong buồng lò và lập tổ trong máy qua lỗ thông khí.

5. Lò vi sóng hoạt động nhưng thức ăn không nóng

– Khi bạn phát hiện âm thanh ù ù bất thường thì nguồn magnetron – bộ phận phát ra vi sóng hoặc các module điện tử khác có thể đã bị hỏng. Lỗi này không dễ khắc phục, bạn phải gọi thợ ở các dịch vụ sua lo vi song da nang

Chú ý một số điều sau:

– Không tự động mở lò vi sóng hoặc quanh khu vực đã được gắn xi bởi điện áp trong lò rất cao, có thể khiến bạn bị sốc điện nghiêm trọng ngay cả khi bạn đã ngắt nguồn điện.

– Khi không xác định và bắt bệnh thường thấy thì bạn nên gọi thợ đến sửa hoặc suy nghĩ thêm về việc sắm một chiếc lò vi sóng mới.

Dịch vụ sửa chữa Đà Nẵng chuyên nhận sửa chữa các: